Skip to content
Trang chủ   \   Kiến Thức Về Gỗ   \   Cây gỗ Cẩm

Cây gỗ Cẩm

    Gỗ cẩm, đặc tính sinh trưởng và đặc điểm hình thái của gỗ cẩm? có mấy loại gỗ cẩm? phân biệt cẩm lai, cẩm chỉ, cẩm thị và cẩm sừng? gỗ cẩm lai có tốt không? gỗ cẩm lai có tốt không? gỗ cẩm lai thuộc nhóm mấy? ứng dụng và giá trị kinh tế của gỗ cẩm như thế nào?

    Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ cẩm khác nhau, chính vì vậy mà không ít người nhầm lẫn và gặp khó khăn khi phân biệt những loại gỗ cẩm, đến với bài viết này, với những điểm đặc chưng của những loại gỗ sẽ giúp bạn có kinh nghiệm tốt nhất khi phân biệt chúng.

    1. Gỗ cẩm

    – Gỗ cẩm là một loại gỗ có rất đông họ hàng như : gỗ cẩm lai, cẩm thị, cẩm chỉ, cẩm sừng…rất nhiều loại gỗ cẩm khác nhau phân phố theo từng vùng miền.

    – Đã là gỗ cẩm thì loại gỗ nào cũng cứng và chắc, toàn thân gỗ đều có những đường vân nhỏ, mảnh chạy khắp, gỗ cẩm rất tốt ít bị mối mọt hay nứt nẻ, loại gỗ này có mùi như cây tre ngâm nước lâu ngày có mùi thum thủm.

    2. Đặc tinh sinh trưởng và đặc điểm hình thái của các loại gỗ cẩm

    – Cây gỗ cẩm lai (trắc lai) :cẩm lai là loại cây mà giá trị gỗ được xếp vào hạng cao, cẩm lai thuộc nhóm cây họ đậu, phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam như: ĐăkLăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai. Gỗ cẩm lai là loại gỗ có tốt độ sin trưởng chậm, phù hợp với những nơi đất ẩm ven sông suối hay đồng bằng, feralit xám trên cát kết hay phù sa cổ có tầng dày, thoát nước. Cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu nóng.

    Cây gỗ cẩm lai có chiều cao từ 20 – 25m đường kính khoảng 40 – 60cm, vỏ màu xám tro, tán cây xòe rộng, hình dù lá kép lông chim dày 15 – 18cm, hoa nhỏ màu lam nhạt, quả hình đậu dẹt, hạt hình thận dẹt màu đen nhạt.

    Gỗ cẩm lai là loại gỗ khá phổ biến nên rất dễ để phân biệt với những loại gỗ khác, với chất gỗ tốt, rất đanh và chắc, vân gỗ nét đẹp, điều đặc biệt là gỗ này rất bền với thời gian, đây chính là loại gỗ rất được ưa thích là các đồ thủ công mĩ nghệ, trang trí và đồ tiện khảm.

    Cây gỗ Cẩm
    Cây gỗ Cẩm

    – Cây gỗ cẩm thị: cẩm thị là loại cây thuộc họ thị, có chiều cao từ 12 – 18m, cỏ cây màu đen, cây cong queo, phân cành nhiều, mềm, gỗ cẩm thị thường phân bố ở các nước Đông Dương ( Việt Nam, Lào, Campuchia). Tại Việt Nam, cây gỗ cẩm thị được phân bố ở các tỉnh như Tây Nguyên, Khánh Hòa, Phan Rang. Ở Cam Rang gỗ cẩm thị được đánh giá rất cao không chỉ ở chất lượng mà còn ở tính thẩm mĩ.

    Gỗ cây cẩm thị rất cứng, đanh trắc có tỷ trọng lớn, ít bị nứt vỡ hay mối mọt. Gỗ có nhiều vân, vân gỗ cẩm thị to hơn và nét hơn so với những loại gỗ khác nét hơn cả gỗ mun sọc, chính bởi nét độc đáo riêng biệt này nên gỗ cẩm thị được sử dụng rất nhiều trong sản xuất nhưng đồ mỹ nghệ hay thủ công cao cấp, với độ tương phản đen trắng giữa vân cẩm thị và màu gỗ cũng rất rõ nét đã tạo nên sự độc đáo của loại gỗ này đây cũng chính là loại gỗ có giá trị cao trên thị trường gỗ Việt Nam.

    Tượng phật Di Lặc gỗ Cẩm Thị
    Tượng phật Di Lặc gỗ Cẩm Thị

    – Gỗ cẩm chỉ: là một trong những loại gỗ có vân gỗ rất đẹp, đúng như cái tên của nó, gỗ cẩm chỉ có những đường vân chạy dọc thân cây nên được người dân gắn cho cái tên là cẩm chỉ, trên thị trường hiện nay, gỗ cẩm chỉ có mức giá trung bình nên được sử dụng rất nhiều trong thiết kế những sản phẩm nội thất, những sản phẩm từ gỗ cẩm thị rất phù hợp với những gia đình có điều kiện kinh tế vừa phải, tuy nhiên việc lựa chọn gỗ cẩm chỉ chính là một lựa chọn cực kì thông minh.

    Ngoài những đặc điểm chung, gỗ cẩm chỉ nổi bật với đường vân khá mảnh và nhỏ chạy khắp thân gỗ, mặt gỗ. Với tôm gỗ mịn vân gỗ không có quy luật và rất dày vì vậy gỗ cẩm chỉ có thể làm nên rất nhiều sản phẩm đẹp và lạ mắt.

    Lục bình gỗ Cẩm Chỉ
    Lục bình gỗ Cẩm Chỉ

    – Gỗ cẩm sừng : Gỗ cẩm sừng có màu đen sẩm tương tự nhưng gỗ mun sừng hay hương sừng tựa như sừng, gỗ này có mùi thum thủm một mùi rất khác biệt với những loại gỗ cẩm khác, nên được người dân gọi là cẩm thối.

    Cẩm sừng là loại gỗ có vân rõ nét, có màu đen sẩm được dùng nhiều khi làm những đồ vật mỹ nghệ tạo nên những sản phẩm cực kì độc đáo, mang giá trị thẩm mĩ cao.

    Lộc bình gỗ Cẩm Sừng
    Lộc bình gỗ Cẩm Sừng

    3. Phân biệt các loại gỗ cẩm: cẩm lai, cẩm thị, cẩm chỉ, cẩm sừng

    – Dựa vào màu sắc và vân gỗ: cẩm thị có vân gỗ to, tõ nét và đẹp vân gỗ có màu đen đan xen với màu vàng nâu giống với màu vân của gỗ cẩm chỉ.

    – Tuy nhiên gỗ cẩm chỉ có vân nhỏ hơn so với gỗ cẩm thị, vân gỗ chạy dọc theo thân cây rất đều và đẹp.

    – Gỗ cẩm sừng thường có vân rất nhỏ với một màu đen sẩm đặc trưng tựa như gỗ mun.

    – Gỗ cẩm lai thường có màu sắc khác biệt hẳn so với những loại cẩm khác có thể là vàng nâu hay đỏ nâu, vân gỗ rõ nét rõ nhất trong các loại cẩm.

    Bình hút tài lộc Gỗ Cẩm Lai
    Bình hút tài lộc Gỗ Cẩm Lai

    4. Gỗ cẩm lai thuộc nhóm mấy, gỗ cẩm lai có tốt không?

    – Gỗ cẩm lai là loại gỗ thuộc nhóm IA nhóm gỗ được bảo tồn và cảnh báo của thế giới.

    – Cẩm Lai là cây gỗ quý, được dùng để đóng đồ đạc cao cấp như giường, tủ, bàn ghế, làm đồ mỹ nghệ, trang trí và đồ tiện khảm.

    – Trong những loại gỗ cẩm thì cẩm lai có gỗ đanh, vân đẹp và giữ màu sắc rất tốt với thời gian…nếu nói về tính chất độ bền đẹp thì cẩm lai còn vượt chội hơn cả gỗ trắc.

    Cặp bình củ tỏi gỗ Cẩm Lai
    Cặp bình củ tỏi gỗ Cẩm Lai

    5. Ứng dụng và giá trị kinh tế của gỗ cẩm

    – Một trong những loại cẩm có giá trị rất cao tại nước Lào, chính là gỗ cẩm thị, gỗ cẩm thị đanh trắc, nặng và ít bị nứt vỡ, mối mọt chính vì vậy cẩm thị đem lại giá trị rất cao cao hơn cả gỗ mun, tiếp theo là gỗ cẩm lai có giá trị tương đương với gỗ mun.

    – Chính bởi sự quý hiếm và chất liệu cực kì tốt mà gỗ cẩm thường được dùng để đồ gỗ trang trí nội thất hay mỹ nghệ cao cấp.

    Bát cắm nhang gỗ Cẩm Lai
    Bát cắm nhang gỗ Cẩm Lai

    Một số kiến thức khác về gỗ Cẩm

    – Theo phân loại nhóm gỗ thì chỉ có: cẩm lai (có 3 loại), cẩm thị, cẩm liên.  Nhưng ta còn có cẩm chỉ, cẩm nghệ, cẩm phèo, cẩm loang, cẩm tía, cẩm sừng, cẩm than . Như vậy là 10 tên gọi về gỗ cẩm. Nhưng trên thực tế thì chỉ có cẩm thị, cẩm sừng và cẩm liên là dễ phân biệt. Cẩm loang cũng tương đối khác biệt nhưng vẫn còn sự nhầm lẫn.

    – Như vậy chúng ta có thể tạm phân loại thế này:

    1. Các loại đã rõ (4): cẩm thị, cẩm sừng (hay cẩm than) và cẩm liên
    2. Các loại tương đối rõ (2): Cẩm loang và cẩm phèo (2 loại này người ta vẫn gọi là cẩm lai).
    3. Các loại khó phân biệt (4): Cẩm lai, cẩm chỉ, cẩm tía, cẩm nghệ.

    Một số cách phân biệt loại thứ 3:

    – Phân biệt theo mầu sắc: Cẩm tía có sắc tím. Cẩm nghệ có sắc vàng. Nhưng cẩm chỉ cũng có sắc vàng (vì vậy cẩm chỉ và cẩm nghệ có nhiều người nói là một loại) và tím. Còn lại cẩm lai thôi ta cứ gọi là nâu đỏ (nâu nhiều hơn). Nhưng trên thực tế mầu sắc phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

    – Phân biệt theo vân: Chỉ có duy nhất cẩm chi là phân biệt “vân như sợi chỉ chạy loàng ngoằng”. Còn các loại kia chưa thấy nói đến. Thợ tiện thì chỉ phân biệt cẩm bằng cách “cẩm có vân nổi, hương có vân chìm”.

    – Phân loại theo mùi: Em đã mang các loại cẩm đến thợ đục, thợ tiện và người ta đánh giá 4 loại này như nhau hết. Gọi chung là cẩm. Theo thợ nói “gỗ cẩm có mùi chua”.

    Tóm lại:

    Theo mình thì thực tế nên chia làm 5 loại cẩm:

    1. Cẩm thị
    2. Cẩm sừng (hay cẩm than) (cái này cũng dễ phân biệt nhưng có thực sự nó họ nhà cẩm hay không thì không bàn).
    3. Cẩm liên
    4. Cẩm loang (cái này cũng không chắc lắm)
    5. Cẩm lai

    Còn lại các tên gọi như cẩm nghệ, cẩm chỉ và cẩm tía chỉ là dùng để chỉ màu sắc. Vân gỗ của gỗ cẩm lai do sinh trưởng trong điều kiện đặc thù mà sinh ra thôi.

    Gạt tàn thuốc gỗ Cẩm Chỉ
    Gạt tàn thuốc gỗ Cẩm Chỉ
    Hồ lô gỗ Cẩm Chỉ
    Hồ lô gỗ Cẩm Chỉ
    Hộp trà gỗ Cẩm Lai
    Hộp trà gỗ Cẩm Lai
    Thố gỗ Cẩm Chỉ
    Thố gỗ Cẩm Chỉ

    VIẾT BÌNH LUẬN

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    Zalo Vạn Khánh An Messenger Vạn Khánh An